Sức chịu đựng amoniac của tôm thẻ ở môi trường có độ mặn cao
Hiện nay, tôm thẻ chân trắng là loài được nuôi rất phổ biến trên thế giới. Tôm thẻ có nhiều ưu điểm trong tập tính, lựa chọn thức ăn, chịu được độ mặn tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ lệ sống sót khá cao. Ở trong ao nuôi, nồng độ amoniac là yếu tố độc hại nhất. Với nồng độ amoniac ở trong ao lên cao, tôm sẽ bị suy yếu hệ thống miễn dịch, hệ thống miễn dịch bị ức chế dẫn đến sự nhạy cảm đối với các mầm bệnh. Phần lớn gen của tôm thẻ đều chống lại sự tác động của amoniac.
Giai đoạn đầu nuôi tôm thẻ thương phẩm, thành phần dinh dưỡng của thwusc ăn cho tôm thẻ tập trung vào gia tăng trọng lượng. Thời gian sau đó, thwusc ăn thủy sản tôm thẻ nạp vào cơ thể dùng để ohats triển hệ sinh dục và không lớn thêm. Khi tôm ở giai đoạn trưởng thành, tôm thẻ cực kỳ nhạy cảm với nồng độ amoniac có trong ao nuôi. Nghiên cứu chỉ ra rằng kiểu gen và môi trường tương tác với nhau sẽ tạo nên kiểu hình ( đặc điểm cơ thể). Vì vậy môi trường có vai trò quan trọng trong việc cải thiện di truyền.
Loài tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam được nuôi ở những độ mặn khác nhau. Tại Trung Quốc, một nghiên cứu của nhiều công ty khác nhau của Mỹ và Singapore trên 7 mẫu tôm. Bảy mẫu tôm ở môi trường có amoniac và độ mặn là 5 và 30 phần nghìn. Sau khi thụ tinh trong 45 ngày, các nhà nghiên cứu chọn ra ngẫu nhiên khoảng 400 con tôm postlarvae cho vào lồng lưới 0.5m3 và 60m3 nuôi riêng trong 2 ao với mật độ khác nhau. Ao đầu tiên được pha loãng nước biển, độ mặn từ 5-30 phần nghìn, thời gian là 3 tuần. Ao thứu hai duy trì độ mặn 30 phần nghìn.Độ mặn giữa 2 ao khác nhau, các yếu tố khác là như nhau, từ đó các nhà nghiên cứu quan sát và thống kê các số liệu, đưa ra kết quả. Báo cáo kết quả thí nghiệm tôm thẻ- amoniac trong môi trường nước mặn cho thấy kiểu hình, môi trường ảnh hướng lớn đến tỷ lệ tử vong của tôm thẻ. Nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn đầu từ 30-55 ngày, amoniac trong ao nuôi tác động xấu đối với tôm thẻ chân trắng.
Khi các nhà nghiên cứu thủy sản lấy 3624 mẫu trong môi trường có độ mặn 30ppt và 3597 mẫu có độ mặn 5ppt thì kết quả là ảnh hưởng của amoni ac trong độ mặn 30ppt thấp hơn so với độ mặn 5ppt.
Thời gian mà tôm thẻ chân trắng sống sót giữa hai môi trường cũng khác nhau.
Tỷ lệ tử vong và thời gian tôm thẻ sống của 2 môi trường như biểu đồ sau:
Tôm thẻ ở độ mặn 5ppt có tỷ lệ tử vong cao hơn 30ppt. Trong độ mặn 5ppt, tôm thẻ chết hàng loạt sau 69 giờ tiếp xúc. Nghiên cứu cho thấy tôm thẻ chân trắng không chỉ bị ảnh hưởng bởi thức ăn, con giống mà còn nhạy cảm với lượng amoniac trong ao. Đặc biệt khi nồng độ mặn thấp.
Khi tôm thẻ chân trắng càng lớn, về độ tuổi thì sức miễn dịch, chống chịu amoniac càng cao.
Nhận xét
Đăng nhận xét