Chuyển đến nội dung chính

Tôm càng xanh và các đặc điểm sinh học.

Thị trường thủy hải sản Việt Nam đang thu hút người nuôi đầu tư các loại cá và tôm càng xanh vì giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định và rủi ro thấp. Nuôi trồng tôm càng xanh phù hợp với nhiều mô hình nuôi kết hợp.


Tôm càng xanh là gì?

Tôm càng xanh có giá trị thương mại cao nhờ vào các giá trị dinh dưỡng của nó. Chúng có trên 100 loài.

Tôm càng xanh thuộc Bộ giáp xác 10 chân, còn được gọi là tôm lớn nước ngọt hoặc tôm Malaysia, loài tôm này có nguồn gốc từ Thái Bình Dương- Ấn Độ Dương và bắc Úc. Phân bố ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Khi trưởng thành, tôm càng xanh sống ở khu vực nước ngọt như sông, hồ, mương, ao hoặc cửa sông sát biển, độ mặn từ 0-16 PPT. Tập tính của tôm càng xanh: trú ẩn vào ban ngày, hoạt động tích cực vào ban đêm.

Tập tính của tôm càng xanh cho thấy chúng không thích ánh sáng có cường độ cao.

Nhưng khi mang trứng, tôm cái lại hướng quang trong đêm. Nhờ có đặc tính này, người nuôi có thể tận dụng tỉa tôm cái trong đàn. Loại tôm càng xanh thường có trọng lượng khá lớn, con đực trưởng thành có thể đạt 450g/con.

Đời sống và sinh sản của tôm càng xanh

Đặc điểm sinh học

Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực đạt từ 450g/con và có thân tương đối tròn, khi trưởng thành có màu xanh dương đậm. Chủy tôm phát triển và nhọn, 1/2 chủy ngoài cong lên, trên mắt có chủy chứa 11-15 răng, 3-4 hốc mắt, mắt dưới có 12-15 răng. Khi trưởng thành, chủy của tôm cái thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn chủy tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực.

Chân ngực thứ hai của tôm càng xanh phát triển hơn các chân khác, đặc biệt ở tôm đực trưởng thành. Khi chiều dài của tôm 8-14 cm, trọng lượng cơ thể tôm càng xanh từ 10-12 g. Con cái hay con đực đều phát triển tương đương. Khi độ dài vượt quá 14cm, tôm càng xanh đực sẽ phát triển hơn con cái.

Trong quá trình nuôi, việc thả nuôi trực tiếp tôm bột sau 7 tháng là cần thiết, để cá thể tôm đực đạt trên 11g và cá cái trên 50g.

Vòng đời của tôm càng xanh

Tôm càng xanh có vòng đời là 5 giai đoạn: Trứng- ấu trùng- tôm bột- tôm giống- tôm trưởng thành.

Ở mỗi giai đoạn, môi trường sống và điều kiện sống của tôm càng xanh sẽ khác nhau. Khi tôm cái và tôm đực trưởng thành, con cái trứng chín sẽ lột xác, con đực và con cái giao vỹ và ấp trứng. Khi tôm đang ấp trứng, buồng trứng vẫn phát triển, phóng thích ấu trùng ở bụng xong, sao 2-5 ngày lột xác tiếp, giao vỹ và đẻ tiếp.

Ấu trùng tôm càng xanh trải qua 8 giai đoạn và 11 lần lột xác. Giai đoạn 1 dài khoảng 2mm, giai đoạn 11 dài khoảng 7mm.

Giai đoạn hậu ấu trùng của tôm càng xanh có hình dạng giống tôm trưởng thành nhỏ, di chuyển chủ yếu bằng cách bò nhiều hơn là bơi lội tự do. Khi chúng bơi thường theo kiểu mặt lưng ở ohias trên và tiến về phía trước. Chúng có thể lẩn thánh nhanh bằng cách co các cơ bụng lại. Hậu ấu trùng có khả năng chịu được dao động lớn của nồng độ muối.
Tôm càng xanh sinh sản quanh năm và tập trung vào tháng 4 đến tháng 6 và tháng 8 đến tháng 10. Tôm càng xanh trưởng thành ở môi trường nước ngọt. Khi ấp trứng, chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18 phần ngàn.

Đối với tôm càng xanh, lỗ sinh dục đực nằm ở phần gốc của đôi chân ngực thứ 5( bộ phận được biểu lộ ra ngoài). Tôm càng xanh cái có đầu và chân ngực thứ hai nhỏ hơn nhiều so với con đực cùng tuổi. Lỗ sinh dục của nó nằm ở ức ở giữa đôi chân bò thứ 3. Trứng chín có màu đỏ cam, có thấy nhìn thấy qua lớp vỏ giáp đầu ngực. Qúa trình giao vỹ của tôm càng xanh gồm 4 giai đoạn: Tiếp xúc, ôm giữ con cái, trèo lên lưng, lật ngửa và gắn túi tinh. Sau khi giao vỹ vài giờ, tôm cái bắt đầu đẻ trứng. Tôm cái sẽ cong mình về phía trước đến khi bụng và ngực tiếp xúc nhau, tạo sức mạnh đẩy trứng từ buồng trứng ra ngoài qua lỗ sinh dục, trứng tôm được thụ tinh ở đây và rơi thẳng vào buồng ấp trứng.

Tôm càng xanh cái có buồng ấp trứng tạo ra bởi màng bụng uốn và phần gốc của những chân bụng đầu tiên , có những tấm lông cứng, dài để mang trứng khi tôm sinh sản. Ngoài ra, buồng ấp trứng ở chân bụng thứ 4 được nhận trứng đầu tiên, sau đó lần lượt đến chân bụng thứ 3, thứ 2 và đến chân bụng thứ nhất, Trong quá trình ấp trứng, những đôi chân bụng hoạt động liên tục và cấp dưỡng khí cho trứng phát triển, những trứng bị hỏng sẽ bị loại ra bên ngoài nhờ vào đôi chân ngực thứ 2.

Số lượng trứng mà tôm càng xanh đẻ ra tỷ lệ thuận với trọng lượng tôm cái. Sức sinh sản của tôm càng xanh tương đố trung bình từ 700-1000 trứng/1 gam tôm mẹ thành thục. Tôm càng xanh cái có những đặc điểm là mắn đẻ, gặp điều kiện thuận lợi thức ăn đầy đủ có khả năng đẻ 4-6 lần trong năm. Buồng trứng tái phát dục khi tôm cái đang mang trứng, phóng thích ấu trùng và lột xác, giao vỹ đẻ tiếp. Khoảng cách của 2 lần lột xác là 23 ngày. Những con tôm cái không giao vỹ có thể đẻ trứng sau khi lột vỏ “ tiền giao vỹ”, nhưng những trứng không được thụ tinh này chỉ được giữ trong buồng ấp trứng vài ngày vài bị thải ra ngoài. Tôm cái mang trứng ở dưới bụng và có bản tính bảo vệ trứng đến khi nở.

Trứng của tôm càng xanh thường nở vào ban đêm và sau 1-2 giờ đêm mới hết, các ấu trùng của tôm càng xanh sống phù du và bơi lội tích cực, đuôi hướng về phía trước. Các ấu trùng tôm càng xanh sống trong môi trường nước lợ, có thể nở ra ở vùng nước ngọt. Nếu được nở ở môi trường nước ngọt, ấu trùng tôm phải di chuyển ra vùng nước lợ để sống, có thể chết sau 3-15 ngày nếu không di chuyển. Thời gian để ấu trùng trở thành tôm bột là 16 ngày và không quá 40 ngày. Khi đã trở thành tôm bột, chúng lại di chuyển vào vùng nước ngọt để phát triển và tăng trưởng. Khi nayfm tôm bột có độ thẩm thấu độ mặn rộng, đây là đặc tính của tôm càng xanh. Chiều dài của tôm bột là khoảng 7mm và có nhiều đặc tính bơi giống như tôm trưởng thành, cơ thể tôm có màu trong mờ, phía đầu có màu hơi đỏ.


Qúa trình lột xác của tôm

Cũng như những loài thủy sản khác, sinh trưởng của tôm càng xanh không liên tục, có sự gia tăn kích thước rất nhanh sau mỗi lần lột xác. Mức độ tăng trưởng của chúng cũng tương đương nhau tới khi đạt kích cỡ 35-50g. Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý và điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường.

Cơ chế lột xác của tôm càng xanh giống như các loài giáp xác chân đốt khác. Mỗi lần lột xác, cơ thể tôm tăng lên 9-15% trọng lượng thân.


Thức ăn của tôm càng xanh

Chúng có tập tính rất đặc biệt, chúng xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc.


Tôm càng xanh có khả năng tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác là râu và khi tìm thức ăn, chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp gắp thức ăn đưa vào miệng.

Trong thời gian ấp trứng, tôm có thể nhịn ăn vài ba ngày. Ngoài ra, hình dạng và mùi vị của thức ăn có vai trò quan trọng hướng tôm đến bắt mồi. Tập tính bắt mồi của tôm là vào thời gian chiều tối và sáng sớm. Tôm càng xanh thích bò lên mặt đáy ao, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Đặc tính của tôm là khi không đủ thức ăn, chúng ăn thịt lẫn nhau khi lột xác. Người chăn nuôi cần chú ý cung cấp đầy đủ lượng thức ăn, sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hiện tượng ăn thịt lẫn nhau này. Loài ăn tầng đáy, tôm càng xanh sử dụng nhiều loại động vật khác nhau để làm thức ăn nhuyễn thể. Trong quá trình tìm thức ăn, tôm càng xanh có sự tranh giành lẫn nhau khá cao. Thức ăn của nó luôn tập trung tới các thức ăn nhuyễn thể và thức ăn công nghiệp.

Môi trường sống của tôm càng xanh

Nhiệt độ nước mà tôm thích nghi là 18-34 độ C. nhiệt độ tốt nhất là 26-31 độ C. Ngoài phạm vi nhiệt độ này, tôm sẽ sinh trưởng chậm hoặc quá trình lột xác gặp khó khăn.

pH: mức pH thích hợp là 6,5-8,5, ngoài khoảng này, tôm sẽ sinh trưởng kém. Môi trường nước có độ pH thấp, tôm sẽ nổi đầu và dạt vào bờ, mang tôm đổi màu, bị lở loét, bơi chậm chạp rồi chết.

Oxy hòa tan; môi trường phải có oxy hòa tan trên 3mg/l. Ở dưới mức này, tôm hoạt động yếu và tập trung ven bờ, chết sau vài giờ. Nếu như lượng oxy vượt quá mức bão hòa cũng gây nhiều khó khăn khi tôm hô hấp.

Ánh sáng: mức ánh sáng phù hợp nhất là 400lux. Nếu ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động của tôm.

Nồng độ muối: tôm thích hợp với nồng độ muối từ 0-16%, tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng cửa sông ven biển.


10 Món tôm càng xanh ngon nên thử

Tôm càng xanh có giá trị dinh dưỡng rất cao, được coi như vị thuốc quý.

Món ăn từ tôm càng xanh có thể trị các chứng đau lưng ở người lớn tuổi, chứng cận thị, chứng suy dinh dưỡng, giúp bà bầu an thai và lợi sữa, chữa các bệnh sinh lý ở nam giới,...


  1. Tôm càng xanh luộc nước dừa, hấp bia, hấp sả
  2. Tôm càng xanh nướng muối ớt
  3. Cà ri tôm càng xanh
  4. Tôm càng xanh kho tàu
  5. Tôm càng xanh xào hành lá
  6. Tôm càng xanh nướng phô mai
  7. Bánh canh tôm càng xanh
  8. Chả tôm cuốn lá lốt
  9. Tôm càng xanh chiên bơ tỏi
  10. Tôm càng xanh cuốn mì sợ chiên giòn





















Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thức ăn cho Cá Chép.

Thói Quen Cá Chép Cá Chép truyền thống chịu ăn khi nhiệt độ của nước trên 18 ° C và có thể chịu được nhiệt độ nước cao khoảng 28 - 30 ° C, nhưng nhiệt độ tối ưu để Cá Chép tăng trưởng là trong khoảng 20 - 25 ° C. Trong những khoảng thời gian khi nhiệt độ nước thấp hơn 16 ° C, chúng thường ít chịu ăn hơn. Trên thực tế theo nghiên cứu, nếu nhiệt độ nước dưới 8 ° C thì Cá Chép sẽ không còn ăn được nữa và dưới 5 ° C thì Cá Chép bắt đầu ngủ đông thành nhóm trong bùn ở khu vực nước sâu. Vì vậy, người nuôi cần lưu ý đến  kĩ thuật nuôi cá chép  để đảm bảo được chất lượng tôt. Tùy theo khu vực và vị trí địa lý mà thời gian để Cá Chép có thể có được trạng thái lý tưởng (20 - 25 ° C) là khác nhau. Nhưng nhìn chung, thời gian thực tế ở Việt Nam cần thiết để có thể đạt được trọng lượng Cá Chép trung bình từ 1 - 3 kg thường mất khoảng từ 1 - 3 năm. Thức ăn cá tra .  Thức ăn cá lóc.  Thức ăn cá có vảy.  Thức ăn cho ếch. Hệ Tiêu Hóa Cá Chép Khi ấu trùng nở, miệng và đường tiêu hóa

Thức Ăn Thủy Sản Là Gì ? Những Điều Cần Biết.

Thủy sản là sản phẩm mà con người có thể khai thác, nuôi trồng và thu hoach từ môi trường nước. Từ nguồn sản phẩm đó, con người có thể sử dụng như một nguyên liệu hoặc bán trên thị trường với dạng  sản phẩm tươi sống. Những loại  sản phẩm thủy sản  Việt Nam có  sản lượng thủy sản , giá trị xuất khẩu cao như là: tôm,ngao, mực, cá bơn, cá trích, hàu, sò huyết,.. Đây là những loại thủy sản thông dụng, đã và đang được các Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nuôi trồng, khai thác đánh bắt . Bên cạnh lựa chọn con giống thuỷ sản, Yếu tố quan trọng trong quá trình này là  quy trình nuôi  và cho ăn. Thế nên,  thức ăn thủy sản  đóng góp vô cùng quan trọng. Thức ăn cá tra .  Thức ăn cá lóc.  Thức ăn cá có vảy.  Thức ăn cho ếch. Tình hình hiện tại của  ngành Thủy sản Việt Nam  được Trung Quốc cho phép  xuất khẩu  là các loại cá, ngao trắng, ngao hoa, nghêu lụa . Đó là một trong rất nhiều  nguồn lợi thủy sản  Việt nam sỡ hữu. Và bản thân ngành thủy sản Việt Nam ngày càng siết chặt qu

Thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu là một trong những chất được sử dụng trong ngành thực vật, giúp chống lại các loại côn trùng gây hai cây trồng. Thuốc trừ sâu bao gồm các loại: thuốc diệt ấu trùng, diệt trứng và ấu trùng của côn trùng. Hiện nay, tại Việt NAM và những nước đan phát triển khác, thuốc trừ sâu đã được phổ biến, sử dụng rộng rãi tại các trang trại nông nghiệp, hộ gia đình , y tế và khu vực công nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh công dụng của thuốc trừ sâu đối với nông nghiệp, công nghiệp thì vẫn còn có những tác hại, sự ảnh hưởng đến hệ sinh thái, độc hại với con người. Đánh Giá Về Thuốc Trừ Sâu Sinh Học Bất kì loại thuốc, hóa chất nào cũng có tác dụng và mặt hạn chế riêng dựa vào thành phần và đặc tính sinh học. Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học : An toàn với con người Thân thiện với môi trường Gía rẻ , tiết kiệm chi phí đầu tư. Quy trình sản xuất đơn giản, nhanh hơn các loại thuốc trừ sâu, hóa chất khác. Hiệu quả bền vững, dễ dàng kiểm soát. Nhược điểm và các mặt hạn chế