Ngày 13 tháng 12 vừa qua, ông Nguyễn Khánh hoan- Chi cục trưởng Chi cục Thủy Lợi tỉnh Bến Tre nhận định rằng“ Hiện độ mặn trên các sông chính tại Bến Tre đột ngột tăng ở mức rất cao và xâm nhập sâu. Trước nguy cơ thiệt hại do mặn xâm nhập, chính quyền địa phương và người dân phải chủ động, tăng cường cảnh giác, khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó”
Độ mặn các sông Tăng đột ngột và xâm nhập sâu
Tình hình nước sông tại Bến Tre đang ở mức cảnh báo. Cuối ngày 11tháng 12, độ mặn 4 ‰ trên sông Cửa Ðại xâm nhập đến xã Quới Sơn (Châu Thành), cách cửa sông 47km là số liệu được cập nhật. bên cạnh đó, sông Cổ Chiên xâm nhập đến xã Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc), Hưng Khánh Trung A (Chợ Lách) cách cửa sông 57 - 59km. Nghiên cứu cho thaatsy Cấp độ rủi ro thiên tai do mặn xâm nhập cấp độ 2 tại tỉnh Bến Tre.
Ông Nguyễn Khánh Hoan đánh giá sơ bộ rằng hiện tại độ mặn trên tỉnh đnag ở mức khá cao, đã vượt mức năm 2015-2016. Số liệu 2016, tại Mỹ Hóa là 3,4 ‰, tăng lên 4,4‰. Tình hình chung là tại Sơn Ðông (TP. Bến Tre) và An Hiệp (Châu Thành), các nhà máy nước đã ngừng cung cấp nước cho người dân.
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đã dự báo được rằng trong các tháng tiếp theo năm 2019-2020. tình hình ngập mặn và xâm nhập sẽ nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là tỉnh Bến Tre có nguy cơ mắc phải những khó khăn về nước ngọt từ tháng 1 năm 2020.
Biện pháp ứng phó của chính quyền địa phương tỉnh Bến Tre
Thường xuyên tuyên truyền, đào tạo kỹ năng cho hộ nuôi thủy sản
Thường xuyên đo độ mặn trên các sông, kênh,..
Chia sẻ thông tin cho hộ nuôi qua mạng xã hội
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã đề nghị các ngành có liên quan và địa phương khẩn trương, chủ động tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh trong công tác phòng chống, ứng phó mặn xâm nhập mùa khô năm 2019-2020. Mục tiêu chung là tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó phù hợp với dự báo tình hình nguồn nước, mặn xâm nhập có nguy cơ diễn biến hết sức bất lợi.
UBND các huyện, thành phố đã ra sức triển khai thực hiện ngay việc đắp đập thời vụ ngăn mặn cục bộ đối với những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, rà soát hệ thống bờ bao cục bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa, khắc phục ngay những vị trí không đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt; khuyến cáo người dân sử dụng tiết kiệm nước, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập: đắp đập tạm, bờ bao cục bộ… để ngăn mặn, trữ ngọt.
Ông Nguyễn Khánh Hoan cho rằng:“Sắp tới, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tham mưu Ban chỉ huy đi thực tế các huyện để kiểm tra việc ứng phó của người dân, đặc biệt vùng nước ngọt (do chưa có nhiều kinh nghiệm) để kịp thời có những chỉ đạo thực hiện ứng phó hiệu quả trước nguy cơ tình hình mặn xâm nhập tăng cao đột ngột. Trước nguy cơ thiệt hại do măn xâm nhập, chính quyền địa phương và người dân phải chủ động tăng cường cảnh giác, khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó”
Độ mặn các sông Tăng đột ngột và xâm nhập sâu
Tình hình nước sông tại Bến Tre đang ở mức cảnh báo. Cuối ngày 11tháng 12, độ mặn 4 ‰ trên sông Cửa Ðại xâm nhập đến xã Quới Sơn (Châu Thành), cách cửa sông 47km là số liệu được cập nhật. bên cạnh đó, sông Cổ Chiên xâm nhập đến xã Nhuận Phú Tân (Mỏ Cày Bắc), Hưng Khánh Trung A (Chợ Lách) cách cửa sông 57 - 59km. Nghiên cứu cho thaatsy Cấp độ rủi ro thiên tai do mặn xâm nhập cấp độ 2 tại tỉnh Bến Tre.
Ông Nguyễn Khánh Hoan đánh giá sơ bộ rằng hiện tại độ mặn trên tỉnh đnag ở mức khá cao, đã vượt mức năm 2015-2016. Số liệu 2016, tại Mỹ Hóa là 3,4 ‰, tăng lên 4,4‰. Tình hình chung là tại Sơn Ðông (TP. Bến Tre) và An Hiệp (Châu Thành), các nhà máy nước đã ngừng cung cấp nước cho người dân.
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đã dự báo được rằng trong các tháng tiếp theo năm 2019-2020. tình hình ngập mặn và xâm nhập sẽ nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là tỉnh Bến Tre có nguy cơ mắc phải những khó khăn về nước ngọt từ tháng 1 năm 2020.
Biện pháp ứng phó của chính quyền địa phương tỉnh Bến Tre
Thường xuyên tuyên truyền, đào tạo kỹ năng cho hộ nuôi thủy sản
Thường xuyên đo độ mặn trên các sông, kênh,..
Chia sẻ thông tin cho hộ nuôi qua mạng xã hội
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã đề nghị các ngành có liên quan và địa phương khẩn trương, chủ động tiếp tục thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh trong công tác phòng chống, ứng phó mặn xâm nhập mùa khô năm 2019-2020. Mục tiêu chung là tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó phù hợp với dự báo tình hình nguồn nước, mặn xâm nhập có nguy cơ diễn biến hết sức bất lợi.
UBND các huyện, thành phố đã ra sức triển khai thực hiện ngay việc đắp đập thời vụ ngăn mặn cục bộ đối với những khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng; chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục kiểm tra, rà soát hệ thống bờ bao cục bộ để kịp thời phát hiện và sửa chữa, khắc phục ngay những vị trí không đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt; khuyến cáo người dân sử dụng tiết kiệm nước, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập: đắp đập tạm, bờ bao cục bộ… để ngăn mặn, trữ ngọt.
Ông Nguyễn Khánh Hoan cho rằng:“Sắp tới, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tham mưu Ban chỉ huy đi thực tế các huyện để kiểm tra việc ứng phó của người dân, đặc biệt vùng nước ngọt (do chưa có nhiều kinh nghiệm) để kịp thời có những chỉ đạo thực hiện ứng phó hiệu quả trước nguy cơ tình hình mặn xâm nhập tăng cao đột ngột. Trước nguy cơ thiệt hại do măn xâm nhập, chính quyền địa phương và người dân phải chủ động tăng cường cảnh giác, khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó”
Nhận xét
Đăng nhận xét